Hướng dẫn xử lý các tình huống kẹt giấy trong máy photocopy của Toshiba và Ricoh
Thường ký kiệu kẹt giấy trong dòng máy Ricoh và Toshiba
Khi bị kẹt giấy máy sẽ báo hiệu: đồng thời sẽ báo các vị trí kẹt giấy như sau
LƯU Ý: khi bị kẹt giấy ta không nên tắt máy, không làm rách giấy để đảm bảo không bị sót mẫu giấy nào trong máy, nếu kẹt giấy quá khó lấy có thể làm hư hỏng các bộ phận khác trong máy nên cần liên hệ với bộ phân kỹ thuật Sáng Tạo Sài Gòn để được hướng dẫn.
Kẹt giấy ở vị trí A:
Mở cửa bên phải, phía dưới (1) lấy giấy kẹt (2) rồi đóng cửa lại
Kẹt giấy ở vị trí B
Mở cửa bên Tay phải của máy phía trên. Cẩn thận kéo giấy ra từ bộ phận sấy (H1) hoặc từ bộ phân lấy ảnh (H2) theo chiều mũi tên. Đây là vị trí có nhũng bộ phận dễ hư hỏng nên cần thao tác nhẹ nhàng, sau khi lấy giấy ra kiểm tra còn sót mẫu giấy nào không rồi đóng cửa lại.
Kẹt giấy ở vị trí C ( trên ARDF)
Mở nắp cửa trên (H1) vị trí 1 của thiết bị tự động nạp bản gốc ( ARDF) và lấy giấy kẹt 2. Nếu giấy kẹt phía dưới, nâng khối nạp giấy (H2), mở nắp (H3) vị trí 1 sau đó rút giấy kẹt 2
Kẹt giấy khi sao chụp hai mặt (H4), mở khay bản gốc(1) rút giấy kẹt (2). Nếu giấy kẹt ở đường ra giấy của thiết bị, mở thiết bị tự động nạp bản gốc lên (H5) để mở cửa 1 và lấy giấy ra
Báo kẹt giấy vị trí Z (trong DUPLEX)
Máy báo kẹt giấy tại vị trí 'Z' mở cửa bên phải (H1) và rút giấy kẹt (H2), hoặc mở các lá nhựa Z, của bộ phận Duplex (H3) (1) và lấy giấy kẹt ( lưu ý bộ phận này gần với bộ phận lô sấy nên rất nóng có thể gây bỏng tay cần hết sức cẩn thẩn )